2018/12/15

Khu phức hợp Kampung Admiralty Singapore thắng giải “Công trình của năm 2018” tại Liên hoan Kiến trúc thế giới (WAF)

Hạng mục công trình của năm (The World Building of the Year) và hàng hoạt danh hiệu, giải thưởng kiến trúc khác đã được công bố tại Beurs van Berlage – trung tâm thủ đô Amsterdam trong khuôn khổ Liên hoan Kiến trúc thế giới (World Architecture Festival – WAF) với sự góp mặt của hơn 900 kiến trúc sư đến từ các nước tới tham dự. Giải thưởng này đã được trao cho dự án “Kampung Admiralty Singapore” do văn phòng kiến trúc WOHA thiết kế. Đây là lần thứ ba một dự án đến từ Singapore đạt được giải thưởng “Oscar ngành Kiến trúc” tại Liên hoan Kiến trúc thế giới.


WOHA là một công ty thiết kế kiến trúc, được thành lập bởi Wong Mun Summ và Richard Hassell năm 1994. Tên công ty được lấy từ những chữ cái đầu của tên người thành lập. Họ đã có hơn 50 dự án được xây dựng trên khắp các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Úc, bao gồm các công trình chung cư, công trình công cộng, nhà ga, khách sạn và trung tâm văn hóa. Thiết kế của họ đi theo chủ nghĩa kiến trúc bền vững, để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu và đô thị hóa. Chiến lược thiết kế của họ đưa ra là tích hợp giữa cảnh quan, kiến trúc, thiết kế đô thị trong những tòa nhà cao tầng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người dân sống trong khu vực có mật độ dân cư cao. Các công trình của họ được chú ý tới qua những giải pháp ứng dụng cây xanh như một yếu tố cấu thành nên công trình. Vào năm 2007, WOHA được quốc tế chú ý khi đạt giải thưởng “Aga Khan for Architecture” với công trình chung cư Moulmein. Từ đó danh tiếng riêng của họ được thiết lập trong lĩnh vực kiến trúc bền vững, với các công trình  cao tầng có không gian tự nhiên theo chiều đứng trong bối cảnh đô thị ở các nước nhiệt đới.


https://www.tapchikientruc.com.vn/wp-content/uploads/2018/12/18A12031-TCKT-01.jpg
Kampung admiralty Singapore (nguồn: Archdaily)
“Kampung Admiralty Singapore”  là công trình tổ hợp nhiều chức năng công cộng dưới một mái xanh đầu tiên ở Singapore. Khu phức hợp tập trung giúp tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và đáp ứng nhu cầu của người dân Singapore ở mọi lứa tuổi. Công trình nằm trên khu đất xây dựng rộng 0,9ha với chiều cao tối đa 45m, mang hình ảnh như “một chiếc bánh sandwich nhiều lớp” với chức năng thương mại, ở, trung tâm chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ cộng đồng khác, xen kẽ là các hành lang xanh và các khoảng thông tầng.



Paul Finch, Giám đốc của Liên hoan Kiến trúc Thế giới cho biết: “Các giám khảo đã đánh giá cao dự án vì đây là công trình cung cấp các tiện ích công cộng như trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ và những ích lợi cộng đồng khác. Tổ hợp công trình đã đưa vào sử dụng  một diện tích lớn cây xanh (nhiều hơn 100% diện tích xây dựng) trong không gian tạo nên một hệ sinh thái đa dạng. Từ giải pháp thiết kế thông minh bằng việc đưa các chức năng thành các khối nhà cao riêng biệt giúp tạo điều kiện huận lợi cho việc kết nối giao thông  đến thông gió tự nhiên cho công trình. Đây là một hình mẫu  cho những thành phố và quốc gia khác trên thế giới học tập.
Quảng trường trung tâm là một không gian công cộng đúng nghĩa khi được thiết kế như một phòng sinh hoạt cộng đồng với những khoảng không gian mở dành cho người đi bộ. Trong không gian này, người dân có thể tham gia vào các sự kiện, lễ hội, mua sắm, ăn uống được tổ chức tại tầng 2. Quảng trường được bao che bởi các khối nhà phía trên, giúp đảm bảo được vi khí hậu và cho phép các hoạt động tổ chức mà không chịu ảnh hưởng từ thời tiết.



Công viên trung tâm là một ngôi làng trên cao quy mô lớn, tạo không gian cho người dân có thể đến tập thể dục, trò chuyện hoặc chăm sóc trang trại công đồng. Các không gian như Trung tâm chăm sóc trẻ em và Trung tâm chăm sóc người cao tuổi được bố trí cạnh nhau tạo lên sự gần gũi giữa các thế hệ. Có khoảng 104 căn hộ được chia thành 2 khối nhà 11 tầng dành cho người độc thân hoặc người cao tuổi. Những chiếc ghế “bầu bạn” được bố trí khéo léo để khuyến khích người cao tuổi ra ngoài tương tác với hàng xóm láng giềng.



Việc bố trí Trung tâm y tế trong tòa nhà giúp cho người dân không cần phải đến bệnh viện để khám bệnh. Để tăng cường việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, không gian tư vấn và ngồi chờ của trung tâm y tế được thiết kế thông gió chiếu sáng tự nhiên hoàn toàn. Việc kết nối với không gian của quảng trường trung tâm phía dưới và công viên trung tâm phía trên giúp người cao tuổi cảm thấy được kết nối với thiên nhiên và xã hội.
Cẩm Tú – TCKT.VN

Ngôi nhà từ những trang sách thuở ấu thơ





Từ khi còn nhỏ, tôi đã biết với mình thế nào là một ngôi nhà đẹp. Hay nói cách khác, từ khi nhỏ xíu tôi đã có những hình dung tưởng tượng rất cụ thể về ngôi nhà mình mơ ước, tôi biết rõ một ngôi nhà phải thế nào sẽ khiến mình ước ao. Phải nói rõ thế vì khi tôi mới học lớp 1 lớp 2 – tức những năm 80 của thế kỷ trước – đất nước còn nghèo lắm. Ăn chẳng có mà ăn, mặc không có để mặc, có được một chỗ chui ra chui vào là tốt lắm rồi, đến người lớn cũng chẳng bận tâm suy nghĩ “nhà thế nào được coi là đẹp nhỉ” nữa là bọn trẻ con. Thế mà tôi lại thường xuyên hình dung tưởng tượng và ao ước về một “ngôi nhà trong mơ” đấy!

Thành thật mà nói, căn nhà gia đình tôi ở những năm tháng đó thuộc loại khá cao cấp so với mức sống chung của xã hội thời đó. Nhưng trước ngôi nhà ấy, chúng tôi cũng phải chen chúc trong căn hộ do trường Kinh tế chia cho mẹ tôi khi bà được phân về làm giảng viên của trường. Một căn hộ khoảng 24m2 được ngăn đôi bằng một tấm liếp để chia cho hai hộ gia đình, mỗi hộ đều có hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ. Bếp, chạn đặt ngoài hành lang, nhà tắm và nhà vệ sinh chung ở cuối dãy, mọi thứ đều rất chật chội và bất tiện. Được một thời gian, tấm liếp ngăn giữa hai nhà bị bục. Chị em tôi và hai đứa con nhà hàng xóm cứ chui qua chui lại lỗ thủng đó sang nhà nhau, chơi ú tim, chơi trốn tìm, chả thấy phiền hà gì chỉ thấy vô cùng vui sướng. Nhưng với người lớn, căn hộ đã chật chội lại còn bị ngăn đôi đó, liếp thì rách tứ tung như thế hẳn vô cùng bất tiện. May mắn thay chỉ một thời gian sau, đến lượt bố tôi được phân nhà. Chúng tôi tạm biệt căn phòng với tấm liếp rách trong khuôn viên Đại học Kinh tế để chuyển đến căn hộ khu tập thể cơ quan bố. Nơi ở mới này có diện tích gần 50m2 với một phòng nhỏ để xe đạp, một phòng ngủ, một phòng khách, bếp, phòng tắm và quan trọng nhất là một toilet trong nhà được lắp xí bệt loại mới nhất. Căn hộ mới là cả một giấc mơ với chúng tôi thời đó. Còn nhớ lũ trẻ con, con cái của bạn bè bố mẹ tôi toàn “để dành bụng” đến nhà tôi đi toilet, rồi vác theo quyển truyện ngâm nga hàng giờ trong toilet ấy không chịu ra. Căn hộ này lại nằm ở vị trí cuối cùng của cả dãy nhà, nên mẹ tôi tận dụng khoảng sân to rộng phía trước làm một khu vườn nhỏ với mấy luống đất, có hàng rào, có cả cổng ra vào bằng nứa rất xinh. Vườn chủ yếu để trồng rau và một số cây rau thơm, khiến nhà tôi hàng tháng cũng đỡ được một khoản tiền chợ đáng kể. Nhờ khu vườn ấy, bọn trẻ con càng thích đến nhà tôi chơi tợn. Giữa thủ đô thời nghèo khó, đến nhà ai vừa có toilet riêng trong nhà lại vừa có sân vườn để nghịch chẳng khác gì được đến một căn biệt thự đầy đủ tiện nghi nằm trong một khu đô thị cực kỳ cao cấp bây giờ. Có lẽ việc ngay từ khi nhỏ xíu đã ở hai nơi khác nhau hoàn toàn như thế, lại chứng kiến thái độ khác hẳn của những người xung quanh với các “ngôi nhà” của mình khiến tôi bắt đầu có những suy nghĩ lờ mờ về “chuyện nhà cửa”, điều chẳng mấy đứa trẻ ở lứa tuổi tôi thời ấy bận tâm.

Và những suy nghĩ lờ mờ ấy trở nên cụ thể hơn rất nhiều khi tôi biết chữ và được đọc sách. 6-7 tuổi, tôi đọc rất nhiều, có thể nói cái gì có chữ lọt vào tay là tôi đọc tất. “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Đất rừng Phương Nam”, “Tuổi thơ dữ dội”, “Dũng sĩ Chép Còm”, “Chú bé có tài mở khoá”… cùng hàng loạt quyển kiểu “Truyện cổ tích Việt Nam”, “Truyện cổ các dân tộc Việt Nam” đều được tôi ngấu nghiến hết. Truyện nào cũng hay, cũng hấp dẫn song phải đến khi được tiếp xúc với văn học nước ngoài tôi mới biết thêm nhiều điều thú vị ngoài văn chương chữ nghĩa, mới biết có những điều hay đến thế tồn tại trên đời. Một trong số đó chính là khái niệm đơn giản nhất về cái mà giới chuyên môn gọi là “kiến trúc nhà ở” (với một đứa bé ở tuổi tôi lúc đó, thuật ngữ “kiến trúc nhà ở” có vẻ quá “đao to búa lớn”. Ý tôi chỉ là ở lứa tuổi đó, nhờ những cuốn sách của nước ngoài dành cho thiếu nhi, tôi bắt đầu có những hình dung khái quát đầu tiên về ngôi nhà mình ước mơ).

Tác phẩm nước ngoài đầu tiên tôi được đọc là “Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn”. Quyển truyện có bìa màu xanh nước biển bóng loáng, cứng cáp dầy dặn, những trang giấy trắng tinh mịn màng thơm mùi mực với vô vàn tranh minh hoạ (dù chỉ là trắng đen) khiến tôi say mê “ôm” suốt đêm  ngày. Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in bức tranh minh hoạ cảnh Mít Đặc ba hoa khoác lác về chuyến du lịch bằng khinh khí cầu với các cô bé tí hon ở Thành phố hoa. Các cô ngồi vây quanh Mít Đặc bên chiếc bàn ăn hình bầu dục trong một căn phòng có vẻ rộng, sàn nhà được lát gỗ rồi trải thảm rất ấm cúng, những chiếc ghế có phần lưng cũng được uốn cong theo hình bầu dục. Chiếc bàn ăn được phủ khăn – mà tôi hình dung là – dày dặn và trắng muốt. Trên bàn có bày nhiều đĩa đựng các món ăn và một bình trà vô cùng kiểu cách. Cái gì cũng đẹp nhưng thứ khiến tôi mê nhất là hai khung cửa sổ to cuối căn phòng với chiếc rèm được cuộn thành từng nấc tuyệt đẹp. Dù chỉ là qua tranh, song đó là lần đầu tiên trong đời tôi được nhìn thấy cửa sổ kính thật to với khung gỗ, và cũng là lần đầu tiên tôi được thấy rèm. Trong hiểu biết của tôi khi ấy, cửa sổ chỉ là những ô cửa nhỏ được trát xi măng, có nhiều song sắt và ngoài cùng là một lớp cửa gỗ mà người ta thường gọi là cửa chớp. Đến ngôi nhà mới của tôi thì có khác một chút. Nhờ nằm trong khu tập thể mới nhất thời bấy giờ, cửa sổ nhà tôi cũng có một lớp cửa kính bên trong, song đó là kính có hoa văn và đục, đường nét còn rất vụng về thô kệch. Còn cửa sổ trong truyện Mít Đặc theo như tôi tưởng tượng từ bức tranh minh hoạ là tấm kính lớn trong suốt, đủ để nếu ngồi trong nhà cũng nhìn rõ mồn một toàn bộ trời xanh mây trắng và khung cảnh bên ngoài. Đấy là về cửa sổ, còn rèm tôi cũng tuyệt nhiên chưa gặp bao giờ. Khung cửa của tất cả những ngôi nhà tôi đã đến đều trụi thùi lụi. Sau này mẹ tôi cũng tự tay may rèm trang trí cửa sổ. Là một người khéo tay và từng đi học nước ngoài về, mẹ tôi có kiến thức và có gu thẩm mỹ nhất định. Khi mua được đâu đó những mảnh đăng-ten trắng khá đẹp, bà tự may rèm rồi tự treo. Nhờ thế, cửa sổ nhà tôi trông sang trọng hẳn lên. Song chỉ vì trót đọc “Mít Đặc” rồi, rèm đẹp với tôi phải là những loại vải dày dặn, cuộn lại được cơ. Và cửa sổ thì phải to, phải có kính trong suốt mới gọi là đẹp được!


Căn phòng nơi Mít Đặc ba hoa về chuyến du lịch bằng khinh khí cầu
“Nỗi ám ảnh” của tôi với cửa sổ kính có khung gỗ thật rộng còn được khẳng định một lần nữa nhờ truyện “Cô bé bán diêm” của Andersen. Cái chết của cô bé ở cuối truyện có làm tôi cay mũi thật, song phần não bộ thích kiến trúc, thích nhà đẹp của tôi vẫn bị ấn tượng mạnh mẽ bởi bức tranh vẽ cô bé đứng cô độc ngoài đường trong đêm đông giá rét, thèm thuồng nhìn qua khung cửa kính cảnh một gia đình cùng nhau tíu tít chuẩn bị cho bữa tiệc đêm Giáng Sinh. Người nấu ăn, người dọn bàn tiệc rất vui vẻ nhịp nhàng. Khái niệm bàn ăn với tôi lúc đó là vô cùng xa lạ bởi hầu như các gia đình thời đó đều ăn cơm luôn ở chiếc bàn tiếp khách. Thế nên tuy chẳng đói ăn cũng chẳng chết rét mà nhìn bức tranh minh hoạ đó tôi cũng phát thèm. Tôi bắt đầu ao ước nhà mình cũng có một gian bếp đẹp như thế, đủ rộng để đặt được bếp và bàn ăn như thế để mọi người có thể cùng nhau chuẩn bị bữa tối, ấm cúng tình cảm y như khung cảnh trong bức tranh kia vậy. Và nếu gian bếp ấy lại có cửa sổ kính thật rộng nhìn ra đường hay nhìn ra vườn nữa thì quá tuyệt!
Lớn thêm một chút, tôi được đọc “Không gia đình”. Tuổi thơ tôi cũng thèm thuồng chiếc bánh kẹp cùng Rê-mi, cũng ngang dọc nước Pháp theo Rê-mi và cả gánh xiếc, cũng khóc sướt mướt khi Đôn-xơ và Déc-bi-nô bị chó sói ăn thịt, cảm thấy tan nát con tim khi lần lượt Giô-li-cơ chết rồi cụ Vi-ta-li qua đời, cũng hồi hộp thót tim khi Rê-mi bị kẹt trong vụ sập mỏ than rồi mừng vui khôn tả khi cuối cùng cậu cũng tìm lại được gia đình. Có thể nói “Không gia đình” là sách gối đầu giường của tôi thuở ấy. Nhưng “Không gia đình” không chỉ cho tôi những bài học cuộc sống, cuốn sách còn vô tình dạy tôi những kiến thức mà có khi tác giả Hécto Malô không hề chủ định chút nào. Ví dụ như đoạn văn tả chiếc buồng tàu thuỷ Rê-mi ở trong quãng thời gian đi trên tàu “Thiên Nga”. Đó là một buồng nhỏ lát gỗ, đồ đạc trong phòng chỉ gồm một cái tủ cũng bằng gỗ. Nhưng đó không phải chiếc tủ thông thường. Nếu nhấc mặt trên của tủ lên sẽ thấy một chiếc giường có đầy đủ chăn, ga, gối, đệm. Dưới giường là các ngăn kéo ra được. Chúng được chia lần lượt thành các ô xếp quần áo và để đồ. Buồng nhỏ nên không có bàn ghế kiểu thông thường nhưng có một mảnh gỗ hạ xuống thành chiếc bàn và một mảnh khác hạ xuống sẽ thành ghế. Đoạn văn chỉ có thế, chỉ vẻn vẹn hơn 10 câu mà vẽ ra cho trí tưởng tượng thời thơ ấu của tôi cả một trời ước mơ. Tôi thích mê đi chiếc tủ kỳ lạ ấy và hiểu rằng phòng nhỏ nhà nhỏ cũng có thể đẹp, miễn là được sắp xếp gọn gàng. Tôi luyện được tính gọn gàng ngăn nắp chính nhờ “Không gia đình”. Và cũng nhờ tác phẩm này, tôi bắt đầu có niềm đam mê với gỗ. Thời ấy giường tủ trong nhà có thể là gỗ có thể là chất liệu khác, song sàn nhà luôn được lát đá hoa. Đọc xong “Không gia đình”, tôi khăng khăng nhà đẹp là phải có mọi thứ bằng gỗ, nhất là sàn nhà phải lát gỗ, không thể khác!
Bẵng đi mấy năm, tôi không bị ấn tượng thêm bởi tác phẩm nào nữa. Đời sống người dân bắt đầu khấm khá hơn, đó là thành quả trực tiếp của việc đất nước “thay da đổi thịt” sau “đổi mới”. Thu nhập cao hơn, nhận thức cao hơn, người dân bắt đầu để ý đến chuyện nhà cửa. Trên phố lác đác có những ngôi nhà 3-4 tầng xuất hiện rồi ngày càng nhiều hơn. Kiến trúc nhà ở đặc trưng thời kỳ này là cửa ra vào kiểu nhỏ, cửa sổ cũng nhỏ rồi cứ thế chồng lên các tầng. So với những căn hộ tập thể xập xệ, đây là cả một bước tiến lớn. Song chính vì bị ảnh hưởng quá nặng từ “Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn”, từ “Cô bé bán diêm” và “Không gia đình”, tôi vẫn nhất quyết quan niệm nhà đẹp chỉ cần có hai tầng nhưng phải rộng chiều ngang, cửa sổ phải to, bếp phải to, phòng khách phải có bộ sô pha bọc vải ấm cúng, chất liệu chính các đồ đạc trong nhà phải là gỗ và phải thật gọn gàng, xung quanh nhà phải có đất để trồng cây, nếu có cả một cây to như trong truyện “Mít Đặc” để cả lũ trẻ con trèo lên chơi rồi  đến mùa tự “thu hoạch” đủ loại trái cây như táo, lê, mận thì không gì tuyệt hơn nữa!


Các cô chú tí hon thu hoạch trái cây.

Cũng chính vì lý do này, sau này lớn lên và đến tận bây giờ, tôi không mặn mà với các loại chung cư, dù cao cấp đến đâu. Nếu như nguyên nhân chính thường được người Việt viện ra cho việc không thích chung cư là “không có đất của riêng mình trong khi đất đai mới là quan trọng”, “chung cư chỉ có ngày càng xuống cấp và xuống giá chứ không như nhà đất”,”không đảm bảo được chất lượng thi công”, “ở nhà của mình vẫn phải trả phí như đi thuê”… thì tôi lại xếp những lý do này xuống hàng thứ yếu. Tôi thích nhà đất hơn chỉ vì thích có cây có đất, thích có vườn dù chỉ nhỏ xíu như mảnh vườn thuở xưa mẹ tôi thường chăm bẵm cũng được. Quan trọng hơn, tôi thích cảm giác được sống gần gũi với thiên nhiên: thích nghe tiếng mưa rơi trên nền đất, thích ngửi mùi gió mang theo hơi nước mát lạnh trước những cơn mưa mùa hè, thích cảm nhận cái lạnh se sắt cơn gió mùa đông bắc đầu tiên mang tới, thích cảm giác nằm cuộn mình trong chăn ấm lắng nghe ngoài khe cửa tiếng gió rít gào, thích được hít hà một tách trà nóng trong cái lạnh tê người mùa đông… Tất cả những điều giản dị ấy tôi đều không có được nếu sống trong một căn nhà giữa lưng chừng trời.

Mấy chục năm rồi kể từ ngày con mọt sách là tôi ngày đó say sưa mê mải với những trang sách, vừa đọc vừa chìm đắm trong tưởng tượng, vừa cố hình dung thế giới bên ngoài trang sách ấy ra sao. Mấy chục năm sau đã có bao vật đổi sao dời, đất nước đã chuyển biến lên hẳn một tầm cao mới, đời sống người dân từ “ăn no mặc ấm” đã chuyển sang “ăn ngon mặc đẹp”, ngôi nhà từ chỗ chỉ là nơi chui ra chui vào đã trở thành thước đo sự thành đạt, vốn sống, vốn kiến thức văn hoá và là nơi thể hiện rõ rệt nhất tính cách chủ nhân. Thế nhưng tôi vẫn như cô bé ngày nào từng khóc cười với những trang sách, vẫn chỉ thích một ngôi nhà có sân có vườn có cổng gỗ, không cần cao quá chỉ hai tầng thôi, nhưng phải có những khung cửa sổ kính thật rộng và trong suốt, rèm cửa phải cứng cáp dầy dặn và thật đẹp, cầu thang, sàn nhà và các đồ vật trong nhà phải là gỗ ấm cúng, trong nhà phải có trải thảm và có nhiều tranh treo, bếp phải nối với phòng ăn để cả nhà có những phút giây quây quần ấm áp bên nhau… Quan trọng nhất, người sống trong căn nhà ấy phải được gần gũi với thiên nhiên, được nghe tiếng những giọt mưa đầu tiên chạm xuống nền đất, được thấy những cơn gió heo may mơn man da thịt, được xuýt xoa hít hà khi một sáng tỉnh dậy thấy mùa đông đã đến bên hiên…

Những phác thảo về ngôi nhà mơ ước ấy của tôi, mấy chục năm sau vẫn không hề thay đổi!


Đinh Lê HươngTCKT.VN

Giảm thiểu chất thải tại nguồn: Hướng tới phát triển đô thị bền vững

Dự kiến những năm tới, lượng chất thải rắn tại Hà Nội gia tăng với số lượng lớn. Để giải quyết hiệu quả, TP đang tìm cách thực hiện nhiều giải pháp xử lý mới, trong đó khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong cuộc đua đầu tư và công nghệ mới, Hà Nội không nên bỏ qua một trong những ưu tiên quan trọng là giảm thiểu chất thải tại nguồn.

Xử lý chất thải rắn tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Ảnh: Tuấn Anh
Theo số liệu thống kê, lượng rác của Hà Nội mỗi ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn ở trên mức 4.000 tấn, có thời điểm lên tới 6.000 tấn. Điều đáng nói, quy trình xử lý rác hiện nay vẫn là biện pháp chôn lấp. Trong đó, 95% rác thải được chôn lấp ở các bãi chứa thải đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt, việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được chú trọng nên rất khó khăn trong khâu xử lý.

Tại Hội thảo quốc tế “Vấn đề rác thải, các tác nhân, không gian hoạt động phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi” đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra kinh nghiệm xử lý rác tại nguồn, giải bài toán giảm thiếu diện tích đất chôn lấp rác thải mà Hà Nội đang phải đối mặt. Điển hình là TP Surabaya của Indonesia. Bà Warma Dewanthi – Viện Công nghệ Surabaya cho biết, sự phân quyền một phần trong quản lý chất thải rắn là lựa chọn rất quan trọng để quản lý tập trung các bãi chôn lấp chất thải rắn mà TP Surabaya đã áp dụng thành công.

Surabaya là TP lớn thứ hai Indonesia phát sinh gần 2.000 tấn chất thải rắn/ngày, nhưng lại thiếu đất chôn lấp. Để khắc phục, từ năm 2005, TP Surabaya đã áp dụng một hệ thống bán phi tập trung. Chất thải rắn được quản lý bởi chính cộng đồng với nhiều hỗ trợ từ Chính phủ. Chương trình Xanh và Sạch do chính quyền TP khởi xướng là bước đầu tiên để thúc đẩy người dân quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống. Sau đó, các hoạt động quản lý chất thải rắn được nâng cấp bằng các hoạt động 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trong các hộ gia đình.

Ngoài ra, hiện nay, TP này đã thiết lập được 374 ngân hàng rác thải tại các khu dân cư. Khách hàng mang rác thải có giá trị tới các ngân hàng nơi nó được xử lý như một khoản tiền gửi. Sau đó các ngân hàng chất thải bán vật liệu gửi cho các cơ sở hoặc các đại lý để tái sử dụng hoặc tái chế. Nhờ áp dụng các giải pháp này mà đến nay TP Surabaya giảm được 18% chất thải rắn.

Kết quả khảo sát trong hai năm 2016 – 2017 của Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với tổ chức IRD (Cộng hòa Pháp) cho thấy, tại Hà Nội có khoảng hơn 10.000 người thu gom (đồng nát) đi trên đường phố hàng ngày để tìm kiếm chất thải tái chế hoặc mua từ nhà dân. Sau đó, bán lại cho những người mua rác tại 800 kho chứa chất thải rộng khắp TP.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, những người thu mua đồng nát chính là những người tích cực tham gia vào dịch vụ vệ sinh đô thị một cách không chính thức, mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Hoạt động của người thu mua đồng nát, các bãi phế liệu và các làng nghề tái chế đã hình thành một hệ thống tái chế thực sự mang lại nguồn kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các hoạt động này chưa nằm trong bất kỳ quy định pháp lý nào.

KTS Trần Huy Ánh cho rằng, tại các TP đang phát triển như Hà Nội thì ngoài việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong thu gom và xử lý rác thải cần phải có những sáng kiến xuất phát từ chính nền kinh tế và văn hóa bản địa. Những bài học từ các hoạt động thu gom, tái chế rác thải chính thức và phi chính thức tại các siêu đô thị mới nổi ở Delhi (Ấn Độ), Surabaya (Indonesia), Cairo (Ai Cập) đều chứng minh rất rõ rằng nếu mỗi TP có cách xử lý khôn ngoan với rác thải thì đó chính lại là việc làm, là nguyên vật liệu của một nền kinh tế tuần hoàn.
Theo Vũ Lê – kinhtedothi

2018/11/30

Gwang-Ju Seo-dong IPARK Design Competition, Gwang-Ju 2018


Site location : Gwangju, Korea
Project scale : 109,958.8838 ㎡
Type : Apt
Developer : HDC (현대산업개발)










2018/11/19

Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội có thể tăng tốc bằng các giải pháp tích hợp – đa lợi ích

Đường sắt đô thị phải là động lực phát triển thành phố

Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp với UBND Tp Hà Nội tiến hành chương trình nghiên cứu tổng thể phát triển Thủ đô Hà Nội (gọi tắt là HAIDEP), chương trình bắt đầu từ tháng 12/2004 và kết thúc năm 2006. Trong kết quả nghiên cứu có đề xuất mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị: vận chuyển nhanh, khối lượng lớn (UMRT). Sau 12 năm (2006-2018) các khu đô thị phát triển nhanh chóng: bản đồ cho thấy các khu dân cư tập trung đã phát triển quanh trung tâm Hà Nội, nhưng các tuyến ĐSĐT giữ nguyên vị trí cũ, tiến hành chậm chạp dẫn đến không đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai.

Hình 1&2: Sơ đồ mạng lưới UMRT trong tài liệu HAIDEP công bố 2006: các tuyến đường sắt số 1,2,3 thực hiện cho đến năm 2018 cơ bản theo sơ đồ này; Tích hợp ĐSĐT với ĐSQG Citysolution đề xuất 2018 – Nguồn: Hanoidata
Trong khi loay hoay với phương án hướng tuyến thì các dự án ĐSĐT bỏ qua cơ hội phát triển đô thị ngoài đê và bên kia sông Hồng: nơi đang hình thành các dự án có quy mô hàng chục tỷ USD mà vẫn không có tuyến ĐSĐT nào hướng tới, như vậy sẽ không huy động hàng tỷ USD từ lợi nhuận do kinh doanh BĐS để đầu tư cho ĐSĐT – nhân tố làm gia tăng giá trị cho BĐS.
Một lợi thế quan trọng mà các dự án ĐSĐT hiện đang bỏ qua là  các tuyến ĐSĐT không tích hợp với mạng đường sắt Quốc gia (ĐSQG), trong khi ĐSQG có sẵn cơ sở đường xá, nhà ga… nơi các tuyến ĐSĐT có thể phát huy kết nối ngay lập tức với chi phí thấp và không phải GPMB, phương do Citysolution đề xuất 2018 đã có nội dung này.

Đường sắt đô thị không chỉ để đi lại mà còn đem lại nhiều lợi ích

Tuyến ĐSĐT số 1 (Yên Viên, ga Hà Nội- Ngọc Hồi) đã tạm dừng từ  2014, sau sự việc Công ty tư vấn JTC Nhật Bản hối lộ và nhiều quan chức ngành đường sắt “nhúng  chàm”, đến nay, dự án vẫn ì ạch. Tổng mức đầu tư đã tăng từ hơn 9.000 tỷ VNĐ lên hơn 44.000 tỷ VNĐ. Hợp đồng tư vấn ký năm 2012 trị giá  1.100 tỷ VNĐ, dù chưa có mét đường nào thi công, nhưng VN đã phải thanh toán cho tư vấn gần 80% ( khoảng 855 tỷVNĐ), trong khi nhiều nội dung hồ sơ  không có giá trị thực tế.


Hình3&4: Tuyến ĐSĐT số 1 tích hợp đồng trục với ĐSQG , tuyến số 2 trên cao và tuyến 3 đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo do Citysolution đề xuất 2018 – Nguồn: Hanoidata
Từ dự án này chúng ta có thể nội suy dự án ĐSĐT tuyến số 2: Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (35.678 tỷ VND) – phí tư vấn có thể hơn 700 tỷ VNĐ; Tuyến số 3: đoạn Ga Hà Nội – Hoàng Mai (38.600 tỷ VND) phí tư vấn có thể trên 800 tỷ VNĐ. Chi phí tư vấn và đầu tư lớn cần phải đạt lợi ích tối đa, phải chọn ra những phương án mang lại nhiều lợi ích không chỉ riêng việc đi lại

Tuyến số 2 trên cao bên cạnh đường bộ trên cao ngoài đê sẽ giảm 70% giá thành so với đi ngầm trong phố, kết hợp bê tông hóa đê Hà Nội sẽ mở thông 7 đường phố từ trong phố ra ngoài đê sẽ gia tăng giá trị của đất đai đô thị ngoài đê lên gấp 4 – 5 lần. Diện tích 2 phường Phúc Tân và Chương Dương – quận Hoàn Kiếm đã hơn 70Ha , bằng 8 phường trong khu phố cổ Hà Nôi. Bố trí ĐSĐT trên cao bên cạnh đường bộ trên cao kết hợp bê tông hóa đê Hà Nội sẽ tạo ra không gian có thể đỗ hàng vạn ô tô xe máy và các bến trung chuyển giao thông từ bên ngoài vào trung tâm thành phố.


Hình5&6: Tuyến ĐSĐT số 1 đã tạm dừng 2014: ĐSĐT tách rời ĐSQG: không cải thiện giao cắt với đường bộ trong phố, bế tắc khi vượt sông Hồng;
Phương án do City solution đề xuất 2018: ĐSQG và ĐSĐT tích hợp trên tuyến cầu đá cũ Phùng Hưng. Bên dưới nâng cao để lưu thông đường bộ và tạo không gian thương mại, dịch vụ, du lịch và hỗ trợ bảo tồn cầu Long Biên
– Nguồn : Hanoidata
Tuyến 3 đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo, thay vì quanh quẩn trong phố cũ nó cần xuyên thẳng ngầm qua sông Hồng kết nối với khu đô thi chung quanh Sân bay Gia Lâm, hiện đang là cực hút phát triển mạnh. Các công trình ngầm dưới phố tạo ra không gian giao thông ngầm, bãi đỗ xe, không gian dịch vụ thương mại và hạ tầng kỹ thuật đường dây đường ống, kết hợp với kênh thoát  nước ngầm , chống ngập úng trung tâm thành phố ngắn nhất: bơm thẳng ra sông Hồng
Theo các con số đã công bố, Dự toán của tuyến ĐSĐT số 1,2,3 trong giai đoạn đề xuất hiện nay là 114.000 tỷ VND (khoảng 5 tỷ USD). Nó cần phải đặt ra mục tiêu làm lợi cho Hà Nội hàng chục tỷ USD chứ không phải quàng thêm gánh nợ cho Thành phố.



Hình 7&8: Phương án Ga Hà Nội ngầm do Nikken Sekkei đề xuất 2017 và Phương án tuyến ngầm ĐSĐT kết hợp không gian thương mại, hạ tầng kỹ thuật, bãi đỗ xe, kênh ngầm thoát nước… do Citysolution đề xuất 2018 – Nguồn: Hanoidata
Các dự án ĐSĐT, cụ thể là tuyến 1,2,3 không thể chỉ đảm trách giao thông thông  suốt mà còn phải tham gia thanh toán nạn úng ngập nội thành; Nâng cấp hàng ngàn chung cư cũ nát dọc theo 3 tuyến ĐSĐT đi qua; Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan đường phố; Gia tăng giá trị đất đai cho các khu vực đô thị dọc tuyến lên gấp 4-5 lần – đồng nghĩa với việc tăng thu ngân sách cho thành phố hàng tỷ USD và tăng của cải cho xã hội gấp nhiều lần hơn thế. Để làm được vậy, cần lấy các trục giao thông làm định hướng (TOD : Transit Oriented Development) phát triển đô thị mới thay cho cách làm manh mún, phân rã ra từng mục tiêu rời rạc, thiếu liên kết.
Các dự án ĐSĐT Hà nội có thể tăng tốc để sớm trở thành hiện thực bằng các giải pháp tích hợp đa mục tiêu, đa lợi ích nhằm đạt lợi ích tổng thể. Hy vọng Hà Nội sẽ có thêm cơ hội phát triển đồng bộ


Nguồn : Tạp chí kiến trúc

Cải tạo nhà kho cũ thành trường nghệ thuật tại Nantes

Một cặp nhà kho cũ với lớp vỏ mái hình răng cưa đã được công ty kiến trúc Franklin Azzi cải tạo thành một trường học cho nghệ thuật của thành phố Nantes của Pháp. Trường Nghệ thuật Cao cấp Nantes Saint-Nazaire, được lọt vào danh mục Civic và Cultural Building của Giải thưởng Dezeen 2018, cung cấp cơ sở vật chất cho 500 sinh viên trong hai không gian được chuyển đổi. 


Công ty kiến trúc Franklin Azzi đã chuyển đổi khu đất cho phù hợp với mục đích mới của nó, cũng như thiết kế các lĩnh vực công cộng xung quanh để tạo ra các đường phố cho người đi bộ mới, lối đi dạo và con đường dành riêng cho nghệ thuật. Dự án này là một phần của đề án quy hoạch cho sự trẻ hóa của một khu công nghiệp cũ ở quận Île de Nantes của thành phố, nơi mà kiến ​​trúc sư đang nghiên cứu.

(Ảnh: Luc Boegly)
Trên tổng thể, 2 khu nhà kho rộng 26.000 mét vuông được chuyển đổi thành một khuôn viên văn hóa mới với các khu vực cơ sở vật chất cho học tập của Đại học Nantes, văn phòng cho sáng tạo khởi động, hội thảo nghệ sĩ và dịch vụ khác. Các kiến ​​trúc sư đã quyết định chỉ giữ lại kết cấu hiện trạng, qua đó cho phép các không gian bên trong được mở ra và được đặt sắp xếp lại cho phù hợp với mục đích sử dụng. Cùng với đó lớp vỏ mái răng cưa polycarbonate cũng được giữ nguyên hình dạng của các nhà kho ban đầu. Ở một đầu, cấu trúc tán che phủ một không gian công cộng ngoài trời có chức năng như một lối đi dạo chào đón mọi người vào ngôi trường. Những khung thép lớn ngăn cách tòa nhà thành hai nửa riêng biệt, chạy dọc theo hai bên của một con phố trung tâm.

(Ảnh: Luc Boegly)
Lớp vỏ polycarbonate bao quanh công trình kết hợp các cửa sổ cung cấp tầm nhìn vào và ra từ các không gian khác nhau. Franklin Azzi giải thích thêm: “Các kho đã được mở, sắp xếp và kết nối lại. Phương án thiết kế sẽ góp phần vào sự gắn kết đô thị và xác định lại tỷ lệ con người. Nhóm thiết kế cam kết từ chối tất cả giải pháp thay đổi kết cấu kiến ​​trúc, giải pháp này không chỉ có lợi về kinh tế mà còn tập trung giải phóng không gian trở thành khu vực linh hoạt tuyệt vời cho sinh viên và cuộc sống khu phố.”

(Ảnh: Luc Boegly)


(Ảnh: Luc Boegly)

(Ảnh: Luc Boegly)
Các cốt cao độ phía bắc và phía nam được sắp xếp xen kẽ các lớp vật liệu mờ để đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng và sự riêng tư của các phòng bên trong. Các tiện ích được phân bố trong không gian có các khối tích lồng ghép với nhau dọc theo hai bên hành lang trung tâm. Những cấu trúc tự hỗ trợ này hoàn toàn độc lập với các mặt tiền và hiện trạng vốn có.

(Ảnh: Luc Boegly)

Lối đi dạo ở đầu phía tây của tòa nhà có lối đi đến các không gian chung bao gồm sảnh vào, không gian triển lãm, thư viện và phòng máy vi tính. Ở mọi cấp độ, các lối đi kết nối hai khối phía trên đường trung tâm cung cấp các không gian đột phá như một phần mở rộng của các lớp học nơi diễn ra các cuộc họp hoặc các hoạt động không chính thức.

(Ảnh: Luc Boegly)
Các lớp học, hội thảo và giảng đường nằm ở tầng một, với các văn phòng hành chính trên tầng hai. Các cấp độ này bị hạn chế đối với học sinh và nhân viên.
Nguồn : Anh Vũ 
(Biên dịch từ dezeen)
© Tạp chí kiến trúc


Không gian phá cách của nhà hàng hải sản phố Đà Nẵng ứng dụng vật liệu nhôm

Nhà hàng Hải sản phố Đà Nẵng, nằm trên cung đường ven biển Mỹ Khê – một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, khiến cho việc thiết kế công trình này vừa mang lại nhiều cảm hứng nhưng cũng đặt ra thách thức cho kiến trúc sư khi phải có được phương án thiết kế đặc biệt, vừa giữ được kết cấu cũ của nhà hàng theo quy chuẩn của thành phố Đà Nẵng.


Lợi thế tự nhiên vốn có cộng với tư duy sử dụng chất liệu phù hợp và concept thiết kế đột phá đã giúp Hải sản phố Đà Nẵng có được không gian hài hòa, khoáng đạt và ấn tượng.



Nhôm là chất liệu được sử dụng thường xuyên trong các công trình xây dựng. Tải trọng nhẹ, thanh thoát, dễ tạo hình, chịu được sức gió, chịu lực tốt, ít bị oxi hóa và nhất là bền bỉ với thời gian, chất liệu nhôm được nhiều nhà thiết kế ứng dụng vào các công trình. Xử lý bài toán này, ekip kiến trúc sư đã đưa nhôm trở thành vật liệu xây dựng chủ đạo, đồng thời phát triển concept thiết kế “Rặng san hô” lấy cảm hứng từ thiên nhiên Đà Nẵng.

Cụ thể, phần khung và mặt tiền của nhà hàng được cấu thành từ nhiều thanh nhôm anodized – chất liệu nhôm điện phân chống ăn mòn. Tính chất vật lý này giúp nhà hàng có khung thiết kế vững chắc, đồng thời, chống lại sự ăn mòn của muối biển và đặc thù của khí hậu khu vực.

Concept Rặng san hô được các kiến trúc sư thể hiện bằng nghìn ô vuông rỗng đã tạo ra một mặt tiền ấn tượng, khác biệt so với các địa chỉ khác trên cung biển Mỹ Khê, đồng thời, tạo ra không gian kiến trúc thoáng đãng, độc đáo cho nhà hàng. Những thanh nhôm được phủ sơn màu vàng nhạt xen lẫn các chậu cây xanh giúp thực khách cảm thấy thoải mái, dễ chịu, đồng thời, vào ban đêm, khi kết hợp cùng ánh sáng tỏa ra từ hệ thống đèn được chăng mắc tỷ mỉ ở đầu mút các thanh nhôm sẽ tạo nên hiệu ứng hình ảnh ấn tượng và đẹp mắt.




Mặt khác, thiết kế này còn giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn thời tiết Đà Nẵng khi không khí, gió biển và ánh sáng tự nhiên hài hòa khắp nhà hàng. Bạn sẽ vừa thưởng thức đồ ăn, vừa tận hưởng không gian biển Mỹ Khê tuyệt đẹp tại đây.



Nhà hàng Hải sản phố do Kiến trúc sư Lưu Việt Thắng cùng các cộng sự thiết kế, công ty Hexagon thi công thực hiện. Công trình được đánh giá là một trong những nhà hàng đẹp, ấn tượng và hài hòa với thiên nhiên tại không gian Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
Nguồn : Thu Vân
© Tạp chí kiến trúc

2018/10/18

2018년 10월 18일 : 재베트남대한체육회 공로패 수상



 현재 재베트남 대한체육회 소속 위원으로 활동 중에 있는 손민창 대표이사가 '2018년 전국체육대회'로 공로패를 수상하였습니다. 

 해외동포 간의 화합을 위하여 베트남 정착 약 10년 동안 사업에서 뿐 아니라 문화 및 스포츠로 베트남 한인들과의 교류에 앞장서서 나아갔습니다.

2018/10/10

HUD Tower

Due Diligence : 2018년 8월 1일~

위치: 37 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội, 베트남

홈페이지 : http://www.hud.com.vn/





소   유   자  :  하노이시

총  투자액  :  약 2,400 억 VND, 

                      한화 약 1,200 억원

건 축 면 적 :    6,500 m2 / 1,966평

연    면   적 :  70,000 m2 / 21,100평

전    용   율 :  70 %

규         모  :  지하  3층, 지상 27층 ,32 층

상 업 공 간 :  1~6 층 ,수영장,클럽하우스

사 용 기 간 : 2017.12월 준공 ~ 2059년 까지 

KYTA Consultants Singapore가 설계하고   건축, 서비스 분야의 국제 표준을 갖춘 그레이드 A, 녹색, 친환경 오피스 빌딩 으로 시공하였다.




2018/09/21

쩐 다이 꽝 베트남 국가주석(62)이 사망했다. 21일 오전 10시5분 쩐 다이 꽝 주석이 군병원에서 사망했다고 AFP 통신 등 외신이 보도했다. (베트남 역대 주석 표)

 원문보기:  http://news.khan.co.kr/kh_news/khan_art_view.html?artid=201809211355001&code=970207#csidxa52621f755a7d06968c30a0277bb99d

베트남에서 국가주석의 서열은 공산당 서기장(응웬 푸 쫑)에 이어 두 번째지만, 군 총사령관을 겸직해 실질적으로는 막강한 힘을 갖고 있다. 

꽝 주석은 베트남 북부 닌빈 성 출신으로 1975년 공안부에서 공직 생활을 시작해 국가안전자문과장, 국가안전총국 부국장, 공안부 차관, 공산당 중앙집행위원, 정치국원을 거쳐 2011년 장관에 임명됐다. 공안부는 경찰과 정보기관 역할을 동시에 하며 치안과 안보를 책임지는 막강한 부처다. 지난 2016년 4월에 국가주석으로 선출됐다. 그는 공안부 말단에서 41년 만에 국가주석 자리에 올랐다.

베트남 역대 주석

베트남 민주 공화국

대수이름초상임기 시작임기 종료정당
1호찌민 베트남어: Hồ Chí Minh胡志明 호지명Ho Chi Minh 1946.jpg1945년 9월 2일1969년 9월 2일베트남 공산당
직무
대리
똔득탕 베트남어: Tón Đúc Tháng孫德勝 손덕승Tôn Đức Thắng.jpg1969년 9월 3일1969년 9월 23일베트남 공산당
2똔득탕 베트남어: Tón Đúc Tháng孫德勝 손덕승Tôn Đức Thắng.jpg1969년 9월 24일1976년 7월 2일베트남 공산당

베트남 사회주의 공화국

대수이름초상임기 시작임기 종료정당
1똔득탕 베트남어: Tón Đúc Tháng孫德勝 손덕승1969년 9월 24일1980년 3월 30일베트남 공산당
(임시)응우옌흐우토 베트남어: Nguyễn Hữu Thọ阮友壽 완우수1980년 3월 30일1981년 7월 4일베트남 공산당
2쯔엉찐 베트남어: Trường Chinh長征 장정TruongChinh1955.jpg1981년 7월 4일1987년 6월 18일베트남 공산당
3보찌꽁 베트남어: Võ Chí Công武志公 무지공1987년 6월 18일1992년 9월 22일베트남 공산당
4레득아인 베트남어: Lê Đúc Anh黎德英 여덕영1992년 9월 22일1997년 9월 24일베트남 공산당
5쩐득르엉 베트남어: Trần Đức Lương陳德良 진덕량Tran Duc Luong, Nov 17, 2004.jpg1997년 9월 24일2006년 6월 27일베트남 공산당
6응우옌민찌엣 베트남어: Nguyễn Minh Triết阮明哲 완명철Nguyen Minh Triet.jpg2006년 6월 27일2011년 7월 25일베트남 공산당
7쯔엉떤상 베트남어: Trương Tấn Sang張晉創 장진창Truong Tan Sang Nov 2015.png2011년 7월 25일2016년 4월 2일베트남 공산당
8쩐다이꽝 베트남어: Trần Đại Quang陳大光 진대광TranDaiQuang2015.jpg2016년 4월 2일2021년 4월 2일 (예정)베트남 공산당

2018/05/16

Banana Island Project



대지위치

Hai Duog 시 남동쪽으로 약 10km

대지면적

6,611,570㎡(2,000,000평)

단계별 개발계획

구분

대지면적(평)

세대 수

계약면적(평)

비고

1차 개발

골프장 18홀 (섬)

350,000

-

-

빌라 매입시 골프장 회원권 혜택, 클럽하우스 내 식당가, 레지던스(50실), 오피스 포함

골프연습장

12,000

-

-

클럽하우스

10,000

-

-

1차 소계

372,000

   

2차 개발

고급빌라 단독

96,000

999

60


집라이닝, 번지점프, 요트 마리나 시설 추가 설치 

리조트

30,000

800

25

수상스포츠 시설

수상시설

-

-

워터파크

6,000

-

-

2차 소계

132,000

  

3차 개발

골프장 18홀 (육지)

350,000

-

-

 

고급빌라 연립

640,000

7,000

40

상업시설

10,000

-

6,000

3차 소계

1,000,000

  

4차 개발

고급빌라 연립 

427,000

4,500

40 

 

고급호텔

69,000

1,200

25

4차 소계

496,000

  

합계

2,000,000